Do tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành cơ khí, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách thu hút người lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam, sang Nhật Bản xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, có không ít người lao động còn lo lắng không biết ngành cơ khí tại Nhật Bản sẽ gồm những công việc gì, mức lương ra sao, môi trường làm việc thế nào, có an toàn không và điều kiện tham gia là gì? Trong bài viết này, HIGOI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành cơ khí Nhật Bản.
Ngành cơ khí ở Nhật Bản?
Ngành cơ khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Đây cũng là ngành đóng vai trò quan trọng bậc nhất giúp Nhật Bản phát triển như ngày hôm nay.
Ngành cơ khí tại Nhật Bản chủ yếu áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quy trình sản xuất. Do vậy các đơn hàng cơ khí luôn thu hút sự quan tâm của người lao động Việt Nam.
Nhu cầu lao động ngành cơ khí tại Nhật Bản có cao không?
Khi nói đến ngành cơ khí của Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ nhớ ngay đến các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như Toyota, Honda, Toshiba, Panasonic,… Tất nhiên, với sự phát triển vượt bậc của các thương hiệu này, nhu cầu sản xuất nhằm cung ứng cho thị trường cũng rất là lớn. Đáng buồn thay, lực lượng lao động của Nhật Bản đang bị già hóa nhanh chóng. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Nhật Bản buộc phải tuyển thêm một lượng lớn lao động nước ngoài. Từ đây chúng ta có thể khẳng định rằng nhu cầu tuyển dụng lao động ngành cơ khí ở Nhật Bản là rất lớn.
Ngành cơ khí gồm những công việc gì?
Các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí thường khá đa dạng về nghề nghiệp, có thể kể đến như gia công cơ khí, ép kim loại, phay, tiện, lắp ráp các thiết bị cơ khí, kiểm tra và bảo dưỡng máy móc,… Không giống với ngành cơ khí ở Việt Nam, ngành cơ khí ở Nhật Bản có sự khác biệt rất lớn. Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí, người lao động sẽ được tiếp xúc với các máy móc, thiết bị tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc, hạn chế tối đa các rủi ro. Do đó, những đơn hàng cơ khí tại Nhật Bản luôn được rất nhiều lao động Việt Nam quan tâm, tìm hiểu. Không chỉ vậy, với sự đa dạng về ngành nghề, người lao động còn có thể dễ dàng lựa chọn đơn hàng phù hợp với sức khỏe, kinh nghiệm và năng lực của bản thân.
Môi trường làm việc ngành cơ khí như thế nào?
Người lao động làm việc trong ngành cơ khí Nhật Bản sẽ được tiếp xúc với hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, được đảm bảo an toàn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất. Việc này vừa giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các rủi ro, vừa không phải vất vả như ở Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, người lao động luôn phải đảm bảo trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ. Đây là những trang phục có khả năng cách nhiệt tốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lao động trong quá trình làm việc. Ngoài ra, trong nhà xưởng sẽ được lắp đặt các trang bị thiết bị chuyên biệt ngành cơ khí như thiết bị cảnh báo an ninh, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ. Do đó, người lao động luôn được làm việc trong môi trường an toàn nhất.
Xuất khẩu lao động ngành này lương có cao không?
Đây có lẽ là một trong những mối quan tâm rất lớn của người lao động khi tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. So với mặt bằng chung của các ngành nghề khác, mức lương của lao động làm việc trong ngành cơ khí Nhật thường khá cao.
Mức lương cơ bản mà người lao động nhận được sẽ dao động trong khoảng từ 150.000 – 170.000 yên/tháng (tương đương 30- 35 triệu). Đó là chưa tính đến thời gian bạn làm thêm, tăng ca.
Điều kiện đi Nhật Bản ngành này là gì?
Đa số các đơn hàng xuất khẩu lao động đi Nhật Bản ngành cơ khí chỉ tuyển dụng nam giới. Thông thường, người lao động muốn tham gia chương trình này cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Độ tuổi: Nam giới trong độ tuổi từ 19-30.
- Trình độ văn hóa: Thường là tốt nghiệp cấp 3 trở lên.
- Sức khỏe, ngoại hình: Có sức khỏe tốt, cao 1,6m trở lên, nặng 50 kg trở lên. Không mắc 1 trong 13 loại bệnh không được phép đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
- Kinh nghiệm làm việc: Mỗi đơn hàng sẽ có yêu cầu về kinh nghiệm khác nhau. Các đơn hàng hay yêu cầu kinh nghiệm làm việc gồm tiện, hàn,…
- Thi tuyển: Đối với các đơn hàng cơ khí, việc thi tuyển sẽ diễn ra trực tiếp để kiểm tra tay nghề người lao động. Các bài thi thường liên quan trực tiếp đến công việc mà nhà tuyển dụng cần như hàn, tiện,…
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về Việt Nam làm gì?
Đây là một trong những thế mạnh của lao động khi hết hợp đồng xuất khẩu lao động và trở về Việt Nam. Qua quá trình làm việc tại Nhật Bản, người lao động đã trang bị cho mình nền tảng vững chắc về cơ khí. Không những vậy, người lao động còn tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Do đó bạn có thể tự tin ứng tuyển vào các công việc liên quan đến cơ khí ở Việt Nam.
Sau khi về nước, người lao động có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam hoặc bất cứ công ty, xí nghiệp nào của nước ngoài. Với số vốn tích lũy được sau nhiều năm làm việc, người lao động cũng có thể tự mở xưởng cơ khí của riêng mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm ngành nghề xuất khẩu lao động phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, người lao động có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của HIGOI để được tư vấn và giải đáp nhé!