Xuất khẩu lao động Nhật Bản không còn xa lạ với người lao động Việt Nam mong muốn “đổi đời”. Cẩm nang từ A đến Z về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2022 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp khi làm việc tại thị trường Nhật Bản: chi phí, mức lương, thực tế công việc, điều kiện, quy trình…
Những thông tin dưới đây của HIGOI được đúc kết dựa trên kinh nghiệm trên 22 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, từ 200+ cán bộ tuyển sinh và 20.000+ lao động đã và đang làm việc tại Nhật Bản.
1. Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023?
Những con số về thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản
Năm 2019 có 152.530 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 6,67% so với năm 2018 và vượt 27% so với kế hoạch năm đặt ra. Riêng trong tháng 12, các doanh nghiệp đã cung ứng được 14.585 lao động, tăng 11,15% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn dẫn đầu với 82.703 người, tăng 20,32% so với số lao động đưa đi năm 2018, bình quân mỗi tháng đi được 6.892 người. Trong tháng 12 con số này là 8.846 người tăng 14,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số cung ứng lao động sang Thực tập sinh tại Nhật cao nhất so với các năm qua. Và số Thực tập sinh cung ứng trong tháng 12 cũng là con số cung ứng đạt gần mức kỷ lục của một tháng (tháng 11 con số này đạt cao nhất là 9.219 người).
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường lao động Nhật đóng cửa trong nhiều tháng nên số lượng lao động nhập cảnh cũng giảm sút. Trong 11 tháng đầu năm 2020, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản là 27.325 lao động. Trong đó có 11.151 lao động nữ.
Dự báo trong giai đoạn 2021 – 2025, do nhu cầu thiếu hụt nhân lực để phục hồi sau dịch COVID, Nhật Bản sẽ tăng cường tiếp nhận lao động và có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động nước ngoài tới làm việc.
Theo thống kê của Báo Chính phủ, trong quý I/2022, thị trường xuất khẩu lao động có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Trong đó, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3/2022 là 1.096 người, tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hungary, Trung Quốc… Cụ thể thị trường Nhật Bản có 612 lao động, thị trường Đài Loan 439 lao động, Hàn Quốc 336 lao động, Singapore 331 lao động, Trung Quốc 1.245 lao động,…
Vì sao lao động trẻ Việt Nam muốn sang Nhật Bản làm việc?
Lý giải cho việc nhiều người Việt Nam muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản, nhiều chuyên gia nhận định rằng Nhật Bản đang có một thị trường lao động phát triển. Và sau khi người Việt sang Nhật trở về nước, họ rất dễ tìm việc và hòa đồng với cộng đồng cao hơn.
Trên thực tế, người lao động khi sang Nhật làm việc và trở về nước được đánh giá rất cao. Người lao động sẽ có vốn tiếng Nhật khá cùng kỹ năng làm việc bài bản đã được đào tạo tại Nhật Bản, nên họ cũng sẽ có cơ hội kiếm được việc làm tốt lương cao khi trở về Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao cho những người có kinh nghiệm làm việc, có vốn ngoại ngữ tốt. Vì vậy, đây chính là bước ngoặt lớn làm động lực cho những người sắp và đang làm việc ở Nhật. Ngoài ra, người lao động có thể học hỏi và nâng cao trình độ, tay nghề tại Nhật trong quá trình làm Thực tập sinh. Một số chủ doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết lao động từ Nhật Bản trở về có trình độ tay nghề cao năng lực, và ý thức làm việc tốt. Thậm chí họ được đánh giá cao hơn cả những lao động có bằng đại học do trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, lao động Việt Nam đa số chịu khó học hỏi và trau dồi kinh nghiệm làm việc.
Một lý do nữa được nhiều lao động cho biết đó là công việc ổn định và thu nhập cao hơn nếu sang Nhật Bản làm việc. Hầu hết lao động sang Nhật làm việc đều có công việc ổn định và mức lương cao, trung bình khoảng 1.000 – 2000 USD/tháng (23 – 40 triệu đồng). Mức lương này bảo đảm người lao động có thể tự lập nghiệp được sau khi về nước. Đây được xem là cơ hội dành cho những bạn trẻ muốn thực sự có được sự nghiệp bằng chính đôi tay của mình.
Nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mấy năm?
Có hai lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, ngắn hạn là 1 năm và dài hạn là 3 năm, thậm chí có thể kéo dài hợp đồng đến 5 năm.
Đơn hàng 1 năm thường là lao động thời vụ. Mức chi phí cho hợp đồng 1 năm sẽ thấp hơn nhiều so với đơn hàng 3 năm. Tuy nhiên, do tính chất công việc thời vụ nên mức thu nhập thường tốt hơn đơn hàng 3 năm, đồng thời việc tăng ca, làm thêm rất nhiều. Sau một năm làm việc, người lao động có thể tích lũy được từ 200 – 300 triệu đồng. Nhưng xét thực tế, công việc này thường chỉ có những bạn không muốn xa gia đình trong thời gian dài nên hay lựa chọn. Ngoài ra, việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 1 năm bạn còn có mục đích là tăng tay nghề và học thêm tiếng Nhật nữa.
Đơn hàng 3 năm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là đơn hàng phổ biến nhất và được nhiều thực tập sinh lựa chọn nhất. Bởi thời gian 3 năm không phải dài cũng không quá ngắn. Có thể nói đây là mức thời gian hợp lý để cho lao động đạt được một tay nghề nhất định cũng như tích lũy được một số vốn sau khi về nước. Sau 3 năm làm việc, người lao động có thể tích lũy được từ 500 – 800 triệu, thậm chí có thể cao hơn nếu tiết kiệm và tính cả tiền hoàn thuế Nenkin.
Trường hợp xuất khẩu dài hạn 5 năm là lựa chọn của một số ít người. Bởi thời gian làm việc 5 năm tại Nhật Bản là một khoảng thời gian khá dài. Đặc biệt, khi làm việc càng lâu thì mức lương của bạn lại càng cao. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào đơn hàng 5 năm thì bạn phải đảm bảo sức khỏe tốt mà còn phải chấp nhận sự vất vả nữa. Bởi những đơn hàng 5 năm này chỉ áp dụng cho ngành xây dựng mà thôi. Ngoài ra, sau khi hết hạn hợp đồng 3 năm đa số người lao động đều có nhu cầu trở về quê hương làm ăn, sinh sống nhờ tích lũy số tiền đủ lớn và cũng có chút kinh nghiệm.
Qua đó, việc đi xuất khẩu Nhật Bản mấy năm là đủ chính là dựa vào vào mục đích kiếm tiền của bạn. Nếu như bạn chỉ đi để biết, để học hỏi, để trải nghiệm thì đi 1 năm. Nếu như, bạn đi chỉ mong có được số vốn khá sau khi về nước thì bạn có thể đi 3 năm. Nếu như, bạn muốn nhiều hơn ngoài việc có tiền ra thì có thể đi 5 năm. Điều này, hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết tâm và lựa chọn đơn hàng của bạn. Bởi chính bạn mới khẳng định được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mấy năm là đủ.
2. Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản thế nào?
Các khoản phí cần chi trả khi đi XKLĐ Nhật Bản
Do phần lớn các ứng viên đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đều đến từ các vùng nông thôn của Việt Nam, công nhân có thu nhập thấp, không ổn định. Nên điều kiện về kinh tế hạn hẹp. Đối với họ, chi phí đi lao động Nhật Bản là một khoản tiền rất lớn. Để chuẩn bị đủ chi phí đi Nhật làm việc là điều không dễ dàng, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Chính vì vậy, trước khi quyết định đăng ký đi Nhật ở bất kỳ trung tâm hay công ty xuất khẩu lao động nào. Người lao động cần phải tìm hiểu thật kỹ tất cả các khoản chi phí đi Nhật. Dưới đây là những khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mà người lao động cần phải nộp khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
- Chi phí khám sức khỏe đi nước ngoài
- Chi phí học nguồn trước khi đăng ký đơn hàng thi tuyển
- Chi phí dịch vụ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2022
- Chi phí đào tạo tiếng Nhật đi Nhật Bản làm việc sau khi trúng tuyển đơn hàng
- Chi phí đào tạo tay nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản (nếu có)
So với đơn hàng đi Nhật 3 năm thì chi phí đơn hàng 1 năm thấp hơn rất nhiều. Thực tế, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 1 năm chỉ bằng 1/3 chi phí đi Nhật 3 năm. Chính vì vậy, chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 1 năm đặc biệt phù hợp với những lao động bị hạn hẹp về tài chính.
Hoàng Long CMS hiện là một trong những công ty xuất khẩu lao động uy tín hàng đầu. Công ty kết nối được rất nhiều đối tác Nhật Bản và có những đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí cho người lao động với nhiều loại hợp đồng từ 1 năm đến 3 năm. Hoặc chi phí xuất cảnh rất thấp, trọn gói chỉ từ 0 – 90 triệu đồng, cam kết không phát sinh bất kỳ chi phí nào cho người lao động.
Các chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản:
2. Chi tiết về mức lương xuất khẩu lao động 2023
Mức lương cơ bản vùng Nhật Bản 2022
Mức lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với người lao động, được ghi rõ trong hợp đồng. Đây chính là cơ sở để tính tiền lương hàng tháng cho người lao động.
Lương cơ bản phụ thuộc vào:
- Khu vực: Các vùng khác nhau có mức lương cơ bản vùng khác nhau do chính phủ Nhật quy định. Các vùng ngoại ô thường có mức lương thấp hơn ở thành thị.
- Tính chất công việc: Các công việc có yêu cầu chuyên môn cao hoặc có tính nguy hiểm, vất vả sẽ có mức lương cơ bản cao hơn. Ví dụ các đơn hàng công xưởng sẽ có mức lương thấp hơn đơn hàng xây dựng hay điều dưỡng.
- Công ty, nghiệp đoàn: Tùy vào khả năng tài chính của mỗi công ty sẽ mức lương khác nhau, tuy nhiên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Lương thực lĩnh/ lương cầm tay là gì?
-
Các khoản trừ tiền lương
Lương thực lĩnh (lương cầm tay) là khoản tiền lương người lao động nhận được sau khi trừ đi các khoản đóng bắt buộc như bảo hiểm, thuế, chỗ ở, tiền ăn…
- Tiền thuế: Là khoản tiền doanh nghiệp trừ thẳng vào lương của người lao động, dao động từ 1.000 – 1.500 yên/tháng
- Tiền bảo hiểm theo quy định của chính phủ Nhật, khoảng từ 15.000 – 20.000 yên/tháng
- Chỗ ở: Thực tập sinh tại Nhật thường được các doanh nghiệp bố trí chỗ ở trong ký túc xá, nhà thuê, ở cùng chủ… Bạn có thể phải trả toàn bộ chi phí hoặc được doanh nghiệp hỗ trợ một phần/toàn phần. Chi phí dao động từ 0 – 20.000 yên/tháng.
- Chi phí ăn uống: Dao động từ 15.000 – 30.000 yên.
Như vậy sau khi trừ đi các khoản trên, lương cầm tay hàng tháng của Thực tập sinh Nhật Bản khoảng 80.000 – 150.000 yên/tháng, tương đương 18 – 33 triệu/tháng (chưa bao gồm làm thêm).
3. Điều kiện, quy trình và thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản
Điều kiện đi XKLĐ Nhật Bản là gì?
Nhật Bản vốn được biết đến là một thị trường xuất khẩu lao động khó tính với nhiều yêu cầu chặt chẽ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhu cầu nhân lực lớn, điều kiện đi XLKĐ Nhật cũng được nới lỏng, tạo điều kiện cho Thực tập sinh nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng được sang Nhật Bản làm việc, trải nghiệm.
- Độ tuổi: Thông thường, độ tuổi đi XKLĐ Nhật Bản là từ đủ 18 – 35 tuổi. Ngoại trừ một số đơn hàng hợp đồng 1 năm hay một số đơn hàng đặc biệt khác có thể lấy đến 40 tuổi.
- Trình độ văn hóa và chuyên môn: Để đủ điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản ngành nghề lao động phổ thông, người lao động tối thiểu phải tốt nghiệp THCS trở lên. Nhiều đơn hàng yêu cầu chuyên môn như hộ lý, điều dưỡng có thể yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên. Hay nhiều đơn hàng 1 năm cũng chỉ nhận ứng viên có trình độ đại học trở lên. Sau trúng tuyển bạn phải học tiếng Nhật để sang Nhật giao tiếp được với chủ sử dụng, phục vụ công việc và sinh hoạt tốt hơn.
- Ngoại hình: Đối với nam: cao > 1m60, nặng > 50kg; đối với nữ: cao > 1m48, nặng > 40 kg. Yêu cầu ngoại hình cân đối, không quá gầy hay quá mập. Không có hình xăm, hoặc chỉ được xăm kín và cam kết xóa xăm.
- Sức khỏe: Đủ điều điện đi làm việc tại nước ngoài (có giấy xác nhận của các bệnh viện được Bộ LĐ-TB&XH chỉ định ), không mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan B, lao phổi, mù màu…
- Kinh nghiệm làm việc: Phần lớn các đơn hàng tại Nhật không yêu cầu kinh nghiệm làm việc bởi Việt Nam và Nhật Bản có cách làm việc, công nghệ vận hành dây chuyền khác nhau. Một số đơn hàng đặc thù như may, hàn xì… có thể yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm công việc này. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì công ty phái cử luôn đào tạo trước thi tuyển để các bạn tự tin và gia tăng cơ hội thi đỗ đơn hàng.
Các đơn hàng khác nhau có thể có thêm những yêu cầu cụ thể như không có mồ hôi tay, không cận thị, thuận tay phải, đã kết hôn/độc thân, không hút thuốc…
Quy trình và thủ tục đi XKLĐ Nhật Bản 2023
4. Giải đáp thắc mắc các câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản
Có hình xăm có đi Nhật được không?
Luật lao động Nhật Bản không có bất kỳ quy định nào về việc không tiếp nhận người có hình xăm vào làm việc. Tuy nhiên, người dân tại Nhật Bản lại rất kỳ thị những người có hình xăm bởi nó giống với những băng đảng xã hội đen, tội phạm Yazuka khét tiếng.
Nếu có hình xăm trên người, bạn vẫn có thể tham gia các đơn hàng đi Nhật, nhưng sẽ hạn chế hơn. Những ngành nghề tiếp nhận lao động có hình xăm nhỏ, kín hoặc đã xóa xăm là xây dựng, nông nghiệp, may mặc, cơ khí…
35 tuổi có đi Nhật được nữa không?
Độ tuổi vàng để đi Nhật là từ 20 – 30 tuổi, có sức khỏe, khả năng học tiếng Nhật tốt, dễ tiếp thu, nhanh nhẹn.
Dù có nhiều hạn chế nhưng lao động 35 tuổi vẫn có thể tham gia đi Nhật với các ngành nghề nông nghiệp, xây dựng…
Môi trường làm việc tại Nhật Bản có khắc nghiệt không?
Có thể nói rằng là Nhật Bản là một trong những quốc gia có môi trường làm việc thân thiện và ổn định bậc nhất thế giới, một tuần bạn sẽ làm việc 40h, được nghỉ tối đa 2 ngày/tuần. Thời gian này bạn có thể nghỉ người, du lịch tham quan Nhật Bản hoặc làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
Nhiều công ty còn trang bị thêm văn phòng phẩm và mời thầy giáo về dạy tiếng Nhật cho Thực tập sinh để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Nhật.
Đã từng đi tu nghiệp Nhật có đi tiếp được không?
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản thì họ chỉ tiếp nhận Thực tập sinh nước ngoài sang làm việc 1 lần duy nhất với thời hạn nhất định. Những Thực tập sinh đã sang Nhật Bản Tu nghiệp một lần sẽ không được sang Tu nghiệp tại Nhật Bản một lần nữa.
Phỏng vấn thi tuyển XKLĐ có khó không?
Người lao động sẽ phải trải qua nhiều vòng thi khắt khe như sơ tuyển, thi thể lực, test IQ, kỹ năng, phỏng vấn… trước khi có cơ hội trúng tuyển đơn hàng đi Nhật.
Đối với nhiều người tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật thì vòng phỏng vấn là vòng căng thẳng nhất. Người lao động sẽ phải gặp trực tiếp nhà tuyển dụng Nhật hoặc phỏng vấn qua SKYPE, làm sao thể hiện được sự tự tin, nhiệt huyết và sự phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Trước khi phỏng vấn, ứng viên sẽ được công ty phái cử đào tạo trước các kỹ năng phỏng vấn cần thiết, tác phong cũng như chào hỏi tiếng Nhật cơ bản. Trong quá trình phỏng vấn cũng sẽ có phiên dịch nên bạn không cần quá lo lắng nhé.
Đi XKLĐ Nhật Bản ngành nghề nào dễ trúng tuyển?
Trong 76 nhóm ngành nghề được cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài thì không có nhóm ngành nghề nào là dễ dàng hoặc quá khó khăn để trúng tuyển đơn hàng. Bởi tùy vào khả năng của mỗi người mà sẽ lựa chọn cũng như phù hợp với những đơn hàng ngành nghề khác nhau.
Điều quan trọng là bạn cần phải đánh giá được khả năng và điều kiện của bản thân sẽ phù hợp với ngành nghề nào, có kinh nghiệm làm việc gì để chọn được đơn hàng đúng ngành nghề mà mình có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất.